Các chiến lược marketing cho doanh nghiệp 2022

Các chiến lược marketing cho doanh nghiệp

Chiến lược marketing đóng vai trò rất quan trọng quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà còn tạo sự uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Ở bài viết này, Việt Nam marketing(VIMA) sẽ tổng hợp các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp. Cùng đọc và tham khảo để xem doanh nghiệp của bạn đã có chiến lược marketing phù hợp chưa nhé!

1. Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp là gì?

Theo Philip Kotler định nghĩa, các chiến lược Marketing chính là một hệ thống các quan điểm, luận điểm logic, hợp lý. Đây là căn cứ để chỉ đạo một đơn vị, tổ chức nào đó, nhằm tính toán cách giải quyết các nhiệm vụ trong hoạt động Marketing.

Chien-luoc-marketing-cho-doanh-nghiep
Chiến lược marketing là gì?

Hay hiểu một cách đơn giản, chiến lược Marketing là một kế hoạch PR tổng thể. Nó gồm các hình thức tiếp thị quảng cáo, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với các đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, hoạt động bán hàng sẽ diễn ra thuận lợi, mang về cho doanh nghiệp nhiều doanh thu. Hiện nay, các chiến lược của doanh nghiệp thường sẽ gồm:

  • Khẳng định về giá trị của doanh nghiệp.
  • Thông điệp cần truyền tải đến cho khách hàng.
  • Các thông tin liên quan đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Một số phương pháp thực hiện các chiến lược marketing

Đọc thêm tại: Top 5 phương pháp Marketing hiệu quả

2. Tại sao doanh nghiệp cần có chiến lược Marketing?

Có thể thấy rằng, việc xây dựng các chiến lược Marketing đối với doanh nghiệp là điều rất quan trọng bởi các lý do sau:

  • Nó đóng vai trò như một bản hoạch định, giúp cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến cơ cấu, chi phí hoạt động,… để từ đó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến.
  • Sử dụng các chiến lược sẽ giúp các hoạt động truyền thông, quảng cáo được hiệu quả hơn, từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được ngân sách đầu tư.
  • Xây dựng các chiến lược là cách để doanh nghiệp có thể có lộ trình đúng đắn, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng và người tiêu dùng.
                                                                                                            Tại sao cần có chiến lược Marketing?

Có một kế hoạch chiến lược Marketing bài bản, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý và phân bổ các nguồn lực từ nhân sự đến tài chính hợp lý. Khi có một kế hoạch, lộ trình, mục tiêu làm việc rõ ràng, cụ thể, doanh nghiệp cũng sẽ thúc đẩy được tinh thần của nhân viên, từ đó khách hàng sẽ thấy được sự uy tín, chuyên nghiệp và tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

3. Các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp cơ bản

Các chiến lược Marketing cơ bản
                                                                                                               Các chiến lược Marketing cơ bản

Hiện nay có rất nhiều chiến lược Marketing được các doanh nghiệp đang áp dụng. Trong đó một số chiến lược cơ bản, phổ biến nhất phải kể đến là:

  • Chiến lược đại trà: đây là loại hình Chiến lược marketing của các doanh nghiệp hướng tới phạm vi thị trường rất lớn và đề cao về doanh số. Các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược này thường sẽ chấp nhận bỏ qua những khác biệt trong phân khúc thị trường để giúp sản phẩm, dịch vụ được bao phủ khắp nơi.
  • Chiến lược phân biệt: chiến lược marketing này thường sẽ đề cao về quy trình nghiên cứu thị trường thay vì phân tích. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này sẽ phải tham gia vào từng giai đoạn của thị trường để áp dụng chương trình phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
  • Chiến lược Marketing mix (tiếp thị hỗn hợp): đây là tập hợp những công cụ tiếp thị online và cả offline giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên thị trường hướng tới. Chiến lược này sẽ gồm có 4P là price (giá cả), product (sản phẩm), promotion (xúc tiến) và place (phân phối).
  • Chiến lược tập trung: đây là mô hình mà các doanh nghiệp sẽ dồn lực, tập trung để chinh phục một khu vực thị trường nghách nhất định. Với chiến lược marketing tập trung, họ có thể chấp nhận những rủi ro tiềm tàng để tạo được chỗ đứng, ưu thế độc quyền cũng như sức ảnh hưởng trên thị trường.

4. Cách xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp

                                                                                                       Cách xây dựng chiến lượng Marketing

Để xây dựng được một chiến lược Marketing hiệu quả, mỗi doanh nghiệp sẽ cần thực hiện theo 6 bước như sau:

4.1 Bước 1: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của chiến lược

Tùy vào hướng đi của từng doanh nghiệp mà mục tiêu của chiến lược Marketing cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên các mục tiêu mà các doanh nghiệp triển khai sẽ gồm:

  • Phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
  • Tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Khẳng định vị trí, giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Đạt chỉ tiêu về mức tài chính đề ra.
  • Phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.

4.2 Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường

Sau khi xác định được mục tiêu của chiến lược marketing, tiếp đến, doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu rõ về thị trường, đối thủ thì mới có thể đưa ra được chiến lược phù hợp, hiệu quả nhất. Cụ thể, các doanh nghiệp cần:

  • Phân tích, nghiên cứu về insigh khách hàng mục tiêu( tìm hiểu họ thích gì, họ muốn gì, họ cần gì)
  • Phân tích, nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ( đối thủ của mình họ làm gì, có những chiến dịch marketing nào)

Các doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ để quá trình nghiên cứu, phân tích này diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn như là Ansoff, SWOT, Porter 5 Forces, Pestle,…

4.3 Bước 3: Xác định phân khúc và thị trường mục tiêu

Khi bạn đã nghiên cứu và phân tích thị trường xong xuôi thì bước tiếp theo bạn cần làm là xác định phân khúc và thị trường mục tiêu, đây là 2 yếu tố rất quan trọng mà doanh nghiệp cần phải quan tâm cũng như xác định khi lên chiến lược Marketing. Cụ thể, các bước cần thực hiện đó là:

  • Nghiên cứu và phân khúc thị trường theo sở thích, hành vi, nhu cầu của khách hàng.
  • Sử dụng ma trận Directional Policy Matrix (DPM) để đánh giá và lựa chọn ra thị trường phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.

4.4 Bước 4: Xây dựng các chiến lược Marketing

Một chiến lược Marketing sẽ có nhiều yếu tố và hoạt động. Ví dụ như: Chiến lược về giá cả, truyền thông, con người, kỹ thuật, sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ, thương hiệu, định hướng các chuỗi giá trị, tài nguyên, giá trị khách hàng …

Tùy vào từng mục tiêu, các đối tượng khách hàng, thị trường,… mà doanh nghiệp cần liệt kê ra những chiến lược phù hợp, đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.

4.5 Bước 5: Xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện

Đến bước này, doanh nghiệp sẽ cần vạch rõ ra những gì cần phải thực hiện, triển khai như thế nào là tốt nhất. Thông thường, các kế hoạch này sẽ gồm có:

  • Kế hoạch dự trù bán hàng
  • Kế hoạch tính giá
  • Kế hoạch đặt hàng, giao hàng
  • Kế hoạch truyền thông – Marketing
  • Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng
  • Kế hoạch đầu tư vốn
  • Kế hoạch bán hàng
  • Kế hoạch tổ chức kênh truyền thông – Marketing
  • Kế hoạch tổ chức kỹ thuật …

4.6 Bước 6: Lên kế hoạch theo dõi và thực hiện cho từng giai đoạn

Xây dựng xong các chiến lược là chưa đủ, doanh nghiệp sẽ còn cần lên kế hoạch để thực hiện, theo dõi cho từng giai đoạn. Cụ thể đó là các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận các phản hồi, ý kiến của khách hàng, rút kinh nghiệm cho chiến lược tiếp theo,… Đây là một bước vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp sau này nên mỗi doanh nghiệp cần phải nắm rõ để có những kế hoạch công việc cụ thể và lộ trình rõ ràng.

Trên đây là những chiến lược marketing cho  doanh nghiệp và các bước để triển khai, hi vọng bài viết này của VIMA sẽ củng cố thêm nhiều kiến thức thú vị cho bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần đơn vị agency