Sinh viên ngành Marketing mới ra trường có nên làm Freelancer hay không ?

Hiện nay trên mạng bạn có thể bắt gặp không ít thông báo tuyển dụng Freelancer chuyên về Copywriter, Video Editor, Designer,… cho các dự án lớn. Và các bạn sẽ bất ngờ khi nhiều dự án thành công rực rỡ có công sức không nhỏ của những sinh viên ngành Marketing còn ngồi trên ghế nhà trường đấy!

1. Vì sao gọi nghề freelancing là cơ hội vàng cho sinh viên ngành Marketing

Freelancer là những người làm việc tự do, không bị ràng buộc quá nhiều bởi thời gian hay không gian làm việc. Bản chất của nghề này là cung cấp một sản phẩm, dịch vụ cụ thể cho khách hàng có nhu cầu với một mức thù lao nhất định.

Đối với ngành nghề có chuyên môn rộng như Marketing, việc các công ty không đủ nhân lực để thực hiện các công việc chuyên biệt như content, editor,… trong các chiến dịch truyền thông là rất bình thường. Vậy nên thị trường thực sự có nhu cầu về freelanceing rất lớn đối với ngành Marketing tại Việt Nam.

Vì sao gọi nghề freelancing là cơ hội vàng cho sinh viên ngành Marketing

Nhiều bạn sinh viên còn khá e ngại với hình thức làm việc này. Họ thường cho rằng nghề freelancing chỉ dành cho những ai có chuyên môn tốt, đã từng làm cho các công ty lớn, … Sau khi tích lũy kiến thức lên một trình độ nhất định rồi những người này mới xin nghỉ và ra ngoài làm việc như một freelancer.

Điều đó hoàn toàn sai.Trong 4 năm đại học, các bạn hoàn toàn có thể trở thành một freelancer, không chỉ học hỏi thêm kinh nghiệm mà còn mang lại thêm thu nhập không hề nhỏ.

2. Sinh viên ngành Marketing cần chuẩn bị gì để trở thành Freelancer

a. Khả năng giao tiếp xã hội

Bạn lo lắng vì mình còn chân ướt chân ráo vào nghề, không biết đi bước khởi đầu từ đâu. Công việc out-source về Marketing rất nhiều, nhưng làm sao giữa hàng nghìn lựa chọn khách hàng lại tìm thấy bạn và chọn bạn? Cách giải quyết rất đơn giản, các bạn phải dựa vào khả năng giao tiếp xã hội để tự xây dựng được các mối quan hệ chất lượng.

Khả năng giao tiếp xã hội

Các trường Đại học luôn có các Câu lạc bộ, hội nhóm chuyên môn phù hợp với từng bạn sinh viên ngành Marketing khác nhau. Nơi đây các bạn có thể kết nối với các anh chị trong câu lạc bộ hay tổ chức mà mình tham gia, làm việc cùng họ, học hỏi trực tiếp từ họ và thậm chí là kiếm được khách hàng từ họ.

Chuyên nghiệp hơn, bạn có thể đăng ký các khóa đào tạo, workshop, webinar trong lĩnh vực mà các bạn quan tâm vì ở đó bạn không chỉ tiếp thu được kiến thức mà quan trọng hơn hết là bạn có cơ hội được tiếp xúc với các speakers, những người bạn cùng chí hướng,… Khi bạn đã trở thành một phần của guồng quay công việc freelancing, quả ngọt sẽ đến ngay sau đó.

b. Kỹ năng quan sát và lắng nghe

Đối với các bạn sinh viên chập chững vào nghề Freelancing, giai đoạn hòa nhập là tối quan trọng. Có người hướng dẫn là một điểm mạnh cực kỳ lớn, các bạn phải hết sức tập trung hấp thu kiến thức từ những người đi trước để có thể phát triển nhanh chóng.

Các nhà quản trị Marketing tài năng biết rằng họ không thể làm việc một mình. Họ biết mình cần có đội ngũ, cần phối hợp tốt với mọi người không chỉ những người trong bộ phận marketing mà còn với cả những Freelancer như các bạn. Teamwork là tinh thần chủ đạo của những người làm marketing và các nhà quản trị Marketing tài năng đủ thông minh để nhận ra điều này. Bạn sẽ được trao cơ hội quan sát và học tập tối đa ở những dự án mình tham gia.

Kỹ năng quan sát và lắng nghe

Ví dụ như kỹ năng làm việc với khách hàng, tìm hiểu rõ nhu cầu khách hàng, lý do khách hàng cần một sản phẩm/ dịch vụ nào đó… để đưa ra giải pháp tư vấn phù hợp. Rồi đến kỹ năng báo cáo, thảo luận,… đặc biệt là tư duy phản biện của bạn sẽ ngày càng được nâng cao, giúp bạn có được những ý tưởng Marketing mang lại hiệu quả xuất sắc.

c. Tính sáng tạo

Vì ngành Marketing quá rộng nên nhiều bạn sinh viên có tâm lý sợ “học không đủ không làm được việc”. Tuy nhiên, việc học lý thuyết sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa nếu các bạn không áp dụng nó để làm những công việc trong thực tế. Các bạn sinh viên phải biết chắt lọc để thu nạp những kiến thức “có thể dùng được” thay vì ôm đồm quá nhiều kiến thức nền tảng không cần thiết.

Tính sáng tạo

Thay vì cố gắng học nhiều, chi bằng bạn tìm hiểu những phương pháp giúp việc học của mình trở nên hiệu quả. Và kì diệu thay, ngay trên ghế nhà trường nghề freelancing không chỉ trao cho sinh viên cơ hội thực hành những gì được học mà còn tích lũy thêm được nhiều kiến thức mới mẻ và thú vị hơn.

Đối với Marketing, không có gì là “lối mòn”. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là họ sẽ “sáng tạo lại bánh xe đạp”, mà họ sẽ luôn nhìn vào bánh xe đó theo cách mà không có ai nhìn trước đó. Những nhà Marketing thành công sẽ luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo ra xu hướng.

d. Có định hướng tương lai

Khi làm một công việc freelancing, nếu may mắn và đủ năng lực bạn sẽ nhận được một khoản thu nhập xứng đáng. Vì thế, khá nhiều sinh viên rơi vào “bẫy thu nhập” (income trap) khi các bạn sẵn sàng từ bỏ một cơ hội lớn đến với mình vì tiếc rẻ công việc hiện tại đang có mức thù lao ưng ý.

Các bạn sinh viên nên nhớ tiền không phải là ưu tiên hàng đầu. Cái quan trọng hơn là việc được trải nghiệm và trau dồi thêm những kỹ năng trong quá trình làm. Khi bạn đã có bộ kỹ năng vững vàng, việc tìm kiếm công việc cố định hay freelancing có mức thu nhập tốt đều dễ dàng hơn rất nhiều.

So sánh với việc đi câu, liệu bạn có nên tiếc rẻ chiếc ao be bé đầu ngõ khi tay nghề của mình đủ khả năng thử sức ngoài đại dương?

3. Phần kết

Freelancing hiện nay đang là một xu thế vì vậy, không khó để tìm những công việc cho một freelancer – đặc biệt là ngành Marketing. Nhưng các bạn nên lựa chọn công việc phù hợp với năng lực của bản thân thay vì những lĩnh vực đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm.

VIMA tin rằng là sinh viên thì nên một lần trải nghiệm làm những công việc của một freelancer – đó vừa là cơ hội kiếm thêm thu nhập vừa là cơ hội học hỏi những kiến thức và kĩ năng mới.

[block id=”730″]