Digital Marketing – một ngành nghề mới đang phát triển nhanh. Tuy vậy ngành này lại đang “khát” nhân sự chất lượng cao một cách trầm trọng. Vì sao lại vậy, hãy cùng VIMA tìm hiểu nhé.
Xem thêm: Ứng tuyển việc làm Marketing tại Hà Tĩnh
Khái niệm về Digital Marketing, ý nghĩa của nó là gì
Chúng ta sẽ tìm hiểu Digital Marketing theo góc nhìn của “cha đẻ” Marketing hiện đại Philips Kotler. Ông cho rằng: “Digital Marketing” (hay marketing điện tử), là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng. Nhằm từ đó đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân nhờ các phương tiện điện tử và Internet”.
Chuyên gia Joel Reedy có khái niệm đơn giản hơn. “Marketing điện tử (Digital Marketing) là tổng thể các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng nhờ phương tiện trung gian là internet và các phương tiện điện tử khác”.
Digital Marketing nói một cách dễ hiểu là tổng thể các hoạt động marketing online. Trong đó chú trọng trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu thông qua các nền tảng Internet. Digital Marketing được chia ra các dạng Media chính như sau:
- Owned Media
- Paid Media
- Earned Media
- Social Media
Thực trạng của ngành Digital Marketing Việt Nam năm 2022
Từ năm 2015 đến nay, ngành Digital Marketing đã phát triển vượt bậc với giá trị thị trường vượt 3 tỷ USD. Dù COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu nhưng lại giúp tốc độ tăng trưởng của Digital Marketing tại Việt Nam nhảy vọt. Với mức tăng trưởng chung hơn 30%/năm, một số doanh nghiệp sừng sỏ trong nước đã tăng trưởng 200 – 300% trong năm 2022 vừa qua.
Dù đang là “mỏ vàng”, phát triển nhanh như vũ bão nhưng Digital Marketing đang gặp vấn đề về nguồn cung nhân lực. Đây là thực tế đã thể hiện trên báo cáo của cơ sở dữ liệu việc làm TP.HCM. Các thành phố lớn đang rất cần nhân lực Digital Marketing chất lượng cao. Cụ thể tại TP.HCM và Hà Nội, ngành Digital Marketing cần bổ sung 10.000 nhân lực/năm mới kịp với đà phát triển.
Digital Marketing đã trở thành flagship trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Chúng ta đang sống trong thời điểm thị trường và công nghệ đang thay đổi từng ngày. Digital Marketing thực sự đem về lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy nên hoạt động Marketing ngày càng hút phần ngân sách lớn hơn. Marketing truyền thống không hề bị thay thế mà được Digital Marketing bổ trợ. Từ đó cùng nhau khắc phục những hạn chế, tận dụng tối đa tầm ảnh hưởng đến thị trường trong nước.
Ưu điểm vượt trội của Digital Marketing trong kinh doanh
Tính dễ tiếp cận, toàn cầu hóa
Với sự chuyển dịch hành vi khách hàng nhanh như hiện nay. Internet hay Google là thứ công cụ “kim chỉ nam” định hướng người tiêu dùng. Digital Marketing tận dụng điều này để trở thành “chìa khóa” giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng và tạo doanh thu. Rõ ràng so với cách mua sắm truyền thống thì trên nền tảng số có nhiều cái lợi. Trước hết đó là tính dễ tiếp cận, thuận tiện. Doanh nghiệp có thể kinh doanh không giới hạn thời gian, không gian. Khách hàng cũng được tiếp cận thông tin sản phẩm – đặt hàng – để lại feedback về sản phẩm vô cùng dễ dàng.
Tối ưu chi phí truyền thông – quảng cáo
Các cách truyền thông cũ như sự kiện trực tiếp, báo đài, truyền hình,… đã ngày một bộc lộ nhiều khuyết điểm. Vừa hạn chế về không gian thời gian mà chi phí thì bị đội rất cao. Các doanh nghiệp ngày chán việc phụ thuộc các đội marketing truyền thống. Giải pháp được chọn với ngân sách ban đầu hạn chế thì rõ ràng là Digital Marketing.
Bản thân doanh nghiệp sẽ tự quyết định cách thức tiếp cận nhóm Khách hàng tiềm năng, chi phí cụ thể cho từng chiến dịch,… Và theo dõi sát sao chiến dịch tự động nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Mọi công cụ online đều linh động, nhờ đó doanh nghiệp không phụ thuộc các đối tác khi làm chiến dịch. Hay có thể an tâm về nguồn ngân sách chạy quảng cáo sẽ không bao giờ vượt quá trần.
Tiếp cận chính xác nhóm khách hàng mục tiêu
Nhờ khả năng liên kết không gian số không giới hạn của mình, Digital Marketing có thể kết nối doanh nghiệp với bất cứ ai. Tuy nhiên từ đó lại xảy ra vấn đề là tiếp cận tràn lan sai nhóm khách hàng. Lúc đó chiến dịch sẽ thất bại do người tiếp cận không có nhu cầu dùng sản phẩm – dịch vụ. Tuy nhiên với lượng DATA khủng khiếp được tích lũy qua hàng chục năm vận hành, Digital Marketing khắc phục được điều này. Dữ liệu của người dùng từ sở thích, hình ảnh, hồ sơ khách hàng,… Được các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook, Google,… tự động cập nhật thường xuyên. Từ đó cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tiếp cận chính xác nhóm khách hàng mục tiêu.
Cách thức thì cực kỳ đơn giản. Trong quá trình sử dụng internet, người dùng sẽ để lại “dấu vết” như Cookies, lịch sử truy cập, hành vi mua hàng,… thông tin khai báo,… Chỉ cần bạn có hoạt động trên không gian mạng thì thuật toán của các nền tảng sẽ hiểu được bạn là ai, có nhu cầu gì? Từ đó Digital Marketing giúp đẩy đi các thông tin trên website, shop sàn online hay các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp. Từ đó lan truyền một cách nhanh chóng và đem lại lợi nhuận thực tế.
Kiểm soát và đo lường hiệu quả Digital Marketing
Thực tế đã chứng minh rõ ràng, hiệu quả của Marketing truyền thống rất khó để đo lường. Đối với 05 năm trước, điều này có thể bỏ qua được. Tuy nhiên hiện nay sức cạnh tranh cao hơn nhiều. Marketer cần phải đảm bảo hiệu quả truyền thông của mình bằng báo cáo cụ thể. Và vấn đề này hoàn toàn không xảy ra ở Digital Marketing. Các công cụ phân tích, báo cáo chỉ số, doanh nghiệp đều được tích hợp hoàn toàn tự động. Xuất ra kết quả, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch chất lượng.
Từ đó doanh nghiệp có thể đo lường một cách trực quan sức ảnh hưởng của chiến dịch với nhóm khách hàng tiềm năng. Ví dụ với một mẫu quảng cáo nào đó đã được chạy được 1 tháng. Doanh nghiệp biết số lượt người tìm kiếm, truy cập website, nhập từ khóa,….
Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh linh hoạt các chiến dịch Digital Marketing sao cho phù hợp với ngân sách và mục tiêu cụ thể được đặt ra. Việc đo lường hiệu quả kinh doanh, tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm đơn giản và hiệu quả hơn là ưu điểm mà Marketing truyền thống khó khăn để làm được.
Xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng
Qua môi trường Internet, việc trao đổi, trò chuyện với khách hàng và doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp có thể tiếp thu và thu thập các ý kiến của khách hàng một cách trực tiếp. Thông qua quá trình tương tác với khách hàng, doanh nghiệp có thêm DATA về thị trường. Từ đó điều chỉnh về sản phẩm, dịch vụ cũng như các hoạt động Digital Marketing để kinh doanh hiệu quả hơn.
Lợi ích của việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mà Digital Marketing mang lại còn giúp xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu, tập trung quảng cáo trên nhiều kênh, với tần suất lớn mà chi phí không cao. Doanh nghiệp cũng có thể đánh giá, phân loại khả năng, mức độ thân thiết với khách hàng. Tiến tới các quyết định chiến lược dài lâu và kế hoạch Re-Marketing sau này.
Bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm Digital Marketing, liên hệ ngay VIMA
- Môi trường học tập – làm việc năng động, thực tế, giàu sức sáng tạo
- Lộ trình học, giáo trình đầy đủ đa dạng theo các lĩnh vực cụ thể
- Ứng viên có thể tối ưu thời gian vừa tham gia khóa học vừa công tác hiệu quả