Khi nói đến SEO một trong số các yếu tố bạn cần lưu ý là thẻ meta description. Đây là một trong những phần quan trọng giúp trang web của bạn thu hút người dùng. Vậy thẻ meta description thực sự là gì và làm thế nào để viết một thẻ hấp dẫn? Hãy cùng VIMA khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Thẻ Meta là gì?
Để hiểu rõ về meta description, trước tiên, bạn cần nắm bắt khái niệm về thẻ Meta. Thẻ Meta hay còn gọi là Meta Tag. Đây là là một đoạn mã trong HTML, giúp mô tả nội dung của trang web. Nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ chủ đề website của bạn. Trong SEO, có bốn loại thẻ Meta phổ biến mà bạn cần biết:
- Meta Keywords: Đây là danh sách các từ khóa liên quan đến nội dung của website. Mặc dù không còn được các công cụ tìm kiếm ưu tiên như trước, nhưng nó vẫn có giá trị nhất định trong việc định hướng nội dung.
- Meta Title: Đây là tiêu đề chính của trang. Chúng thường hiển thị ở đầu trình duyệt và được các công cụ tìm kiếm sử dụng làm tiêu đề trong kết quả tìm kiếm. Một tiêu đề hấp dẫn sẽ thu hút nhiều người nhấp vào liên kết của bạn hơn.
- Meta Description: Đây là một mô tả ngắn gọn về nội dung của bài viết. Meta description giúp người dùng nhanh chóng hiểu được nội dung của trang và quyết định xem có nên nhấp vào hay không.
- Meta Robots: Thẻ này cung cấp chỉ dẫn cho các trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm về cách xử lý trang web, chẳng hạn như có nên lập chỉ mục hay không.
Thẻ Meta Description là gì?
Meta description là một đoạn mô tả ngắn gọn, giúp tóm tắt nội dung của bài viết. Với độ dài từ 155-160 ký tự, thẻ này rất quan trọng trong việc cải thiện khả năng hiển thị của trang. Khi người dùng thực hiện tìm kiếm, meta description sẽ xuất hiện bên dưới tiêu đề trang. Và meta description sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về nội dung trước khi nhấp vào liên kết.
Khi thẻ meta description được viết ngắn gọn, dễ hiểu và đúng với nội dung của bài viết, nó không chỉ giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt chủ đề mà còn giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của website. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật bạn có thể đạt được khi tối ưu thẻ meta:
- Cải thiện thứ hạng tìm kiếm: Một thẻ meta description rõ ràng giúp các công cụ tìm kiếm nhận biết khái quát nội dung bài viết. Từ đó, chúng sẽ xếp hạng bài viết của bạn ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
- Tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Khi bạn có một mô tả hấp dẫn, người dùng sẽ có xu hướng click vào bài viết của bạn nhiều hơn.
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Một meta description rõ ràng giúp người dùng dễ dàng hiểu nội dung mà họ sắp truy cập. Từ đó, người dùng sẽ có khả năng sẽ quay lại trang web của bạn trong tương lai.
XEM THÊM: SEO Title là gì? 5 công thức viết thẻ tiêu đề chuẩn SEO thu hút
Tổng hợp 7 lưu ý để viết thẻ Meta Description chuẩn SEO 2024
Dưới đây là những gợi ý bạn có thể áp dụng để tối ưu meta description của mình:
Độ dài hợp lý
Meta description có thể có độ dài linh hoạt, nhưng tốt nhất chỉ trong khoảng 155 – 160 ký tự. Nếu đoạn mô tả quá dài, Google sẽ tự động cắt bớt phần không cần thiết. Đối với các thiết bị di động, bạn nên giới hạn chúng trong khoảng 120 ký tự. Dưới đây là ba điểm quan trọng bạn cần nhớ:
- Google sẽ hiển thị số lượng ký tự trong meta description theo đúng quy định trong hầu hết các tìm kiếm.
- Google chưa công khai xác nhận bất kỳ thông tin nào về độ dài tối ưu cho thẻ meta description.
- Khi vượt quá số ký tự quy định, thông tin bổ sung sẽ được lấy từ nội dung của trang chứ không phải từ thẻ mô tả.
Viết thẻ Meta description bằng giọng văn thân thiện
Hãy cố gắng viết meta description bằng một giọng văn thân thiện và tích cực nhất có thể. Bạn nên sử dụng từ ngữ một cách lựa chọn kỹ lưỡng để khiến người xem muốn nhấp chuột vào bài viết của bạn. Bên cạnh đó, một đoạn mô tả hấp dẫn sẽ được Google ưu tiên đưa lên “Top” tìm kiếm nữa đấy.
Đừng quên CTA trên thẻ mô tả
Việc sử dụng các lời kêu gọi hành động (CTA) như “xem thêm”, “dùng thử miễn phí”, hay “nhận ngay” trong meta description sẽ giúp tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của người đọc. Khi kết hợp những lời kêu gọi này với ngôn từ tích cực và hấp dẫn, bạn sẽ dễ dàng thu hút được lượng lớn người dùng tìm kiếm nhấp vào bài viết của mình.
Chứa từ khóa chính
Trong mỗi bài viết, việc đính kèm từ khóa chính là rất quan trọng. Google sẽ làm nổi bật những từ khóa này nếu chúng trùng khớp hoặc xuất hiện trong meta description. Hơn nữa, việc có từ khóa trong thẻ mô tả không chỉ giúp nội dung của bạn trở nên thu hút hơn mà còn cải thiện khả năng hiển thị của liên kết website trên các công cụ tìm kiếm.
Hiển thị thông số kỹ thuật
Các thông số kỹ thuật như số Module, tên nhà sản xuất hay giá cả sản phẩm cũng nên được đề cập trong meta description. Đặc biệt, nếu bạn đang hướng đến những khách hàng am hiểu về công nghệ, việc nhấn mạnh các thông số này sẽ là một lợi thế. Những thông tin này sẽ giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột và thu hút nhiều người dùng hơn.
XEM THÊM: Cập nhật 20+ Công cụ SEO hoàn toàn miễn phí – So sánh các SEO Tools phổ biến nhất
Thẻ Meta Description cần chứa nội dung liên quan
Một meta description có chứa nội dung liên quan sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về trang của bạn. Đồng thời, nếu đoạn mô tả không khớp với nội dung thực tế, tỷ lệ thoát sẽ tăng cao. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng thẻ meta của bạn luôn phản ánh chính xác nội dung của website.
Không sử dụng dấu ngoặc kép
Lưu ý rằng Google có thể cắt bỏ phần mô tả nằm trong dấu ngoặc kép khi hiển thị trên SERP. Để tránh tình huống này, bạn nên loại bỏ tất cả các ký tự không phải chữ và số ra khỏi đoạn mô tả. Nếu thật sự cần sử dụng dấu ngoặc kép, hãy thay thế bằng HTML Entity để đảm bảo thẻ mô tả của bạn được hiển thị đầy đủ.
Kết Luận
Như vậy, thẻ meta description là một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO của bạn. Việc viết một thẻ meta description hấp dẫn, chuẩn SEO sẽ không chỉ giúp bạn thu hút người dùng mà còn nâng cao trải nghiệm tìm kiếm của họ. Ngoài ra, nếu bạn cần hỗ trợ thêm về SEO, hãy liên hệ ngay với VIMA Marketing. Với dịch vụ SEO chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn vươn xa hơn!