[Hướng dẫn chi tiết 2025] Cách triển khai content Pillar hiệu quả cho mọi ngành nghề

[Hướng dẫn chi tiết 2025] Cách triển khai content Pillar hiệu quả cho mọi ngành nghề

Trong bối cảnh người dùng ngày càng “khó tính” và yêu cầu nội dung chuyên sâu, Content Pillar – hay còn gọi là nội dung trụ cột – đang trở thành chiến lược trọng tâm trong SEO và Social Media Marketing. Trong bài viết này, VIMA Marketing sẽ cùng bạn khám phá chi tiết về Content Pillar là quy trình 6 bước triển khai Content Pillar hiệu quả, dễ áp dụng cho cả người mới và chuyên gia SEO. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Content Pillar là gì?

Content Pillar hay còn gọi là nội dung trụ cột, là một dạng bài viết hoặc trang tổng hợp có độ dài và chiều sâu lớn, tập trung vào một chủ đề chính có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Đây được xem là trung tâm nội dung – nơi kết nối các bài viết chi tiết hơn (gọi là cluster content) thông qua hệ thống liên kết nội bộ.

Bạn có thể hình dung đơn giản thế này: nếu lĩnh vực chính bạn đang xây dựng là Digital Marketing, thì Content Pillar của bạn có thể là bài viết tổng hợp về “Digital Marketing là gì?”. Từ đó, bạn sẽ phát triển thêm các bài viết con như Facebook Ads, Google Ads, SEO, Email Marketing,… Đây chính là các subtopic – những chủ đề con được phát triển xoay quanh Pillar Page chính.

Khi bạn triển khai theo mô hình này, Google sẽ nhận diện rõ ràng sự liên quan chặt chẽ giữa các nội dung và đánh giá cao chuyên môn của bạn trong lĩnh vực đó. Đồng thời, người dùng cũng dễ dàng điều hướng, tìm kiếm thông tin và ở lại lâu hơn trên trang web của bạn.

Theo cách làm này, Content Pillar không chỉ giúp bạn tổ chức nội dung một cách khoa học mà còn là nền tảng quan trọng trong chiến lược SEO hiện đại. Nó tạo nên một hệ sinh thái nội dung khép kín, vừa hỗ trợ tăng thứ hạng tìm kiếm vừa thể hiện sự chuyên sâu và đáng tin cậy của thương hiệu bạn trong mắt khách hàng.

ĐỌC THÊM: Không còn lo bí idea: 50+ ý tưởng xây dựng nội dung Fanpage hiệu quả 2025

Các thuật ngữ cần biết khi triển khai content Pillar

Để triển khai content Pillar một cách chính xác và tối ưu, bạn cần hiểu rõ một số thuật ngữ thường gặp trong mô hình này. Việc nắm bắt đúng khái niệm sẽ giúp bạn không chỉ dễ dàng tổ chức nội dung, mà còn phát huy hiệu quả tối đa trong chiến lược SEO và truyền thông.

  • Pillar Page là trang nội dung chính, tập trung vào một chủ đề tổng quát mà bạn muốn truyền tải. Đây là nền tảng trung tâm giúp kết nối các bài viết chuyên sâu hơn về các khía cạnh nhỏ hơn của chủ đề này.
  • Topic Cluster là cụm nội dung xoay quanh Pillar Page. Mỗi cụm bao gồm một loạt các bài viết chi tiết hơn, có nội dung cụ thể và chuyên sâu – chúng được gọi là Subtopic hay còn gọi là Content Cluster.

Mỗi Subtopic sẽ được liên kết trở lại trang Pillar Page bằng hyperlink (liên kết nội bộ), từ đó tạo thành một hệ thống nội dung vững chắc, có tính liên kết chặt chẽ. Mô hình này không chỉ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và đọc sâu về một chủ đề, mà còn giúp Google hiểu rõ cấu trúc website của bạn để xếp hạng tốt hơn trên kết quả tìm kiếm.

Các thuật ngữ cần biết khi triển khai content Pillar
Các thuật ngữ cần biết khi triển khai content Pillar

Các loại Content Pillar phổ biến khi triển khai content Pillar cho social media

Khi bạn triển khai content Pillar cho các nền tảng mạng xã hội, điều quan trọng là phải có chiến lược linh hoạt. Mỗi giai đoạn, mỗi chiến dịch truyền thông đều cần những trụ cột nội dung khác nhau để làm mới cách tiếp cận, giữ chân khán giả và thể hiện rõ định hướng thương hiệu. Dưới đây là những mô hình Content Pillar phổ biến, đang được nhiều thương hiệu lớn nhỏ áp dụng hiệu quả:

1. Content Pillar theo chủ đề về sản phẩm, dịch vụ

Đây là kiểu phổ biến nhất, thường xoay quanh các chủ đề chính có liên quan mật thiết đến sản phẩm, dịch vụ hoặc giá trị cốt lõi của thương hiệu. Bạn có thể tạo trụ cột xoay quanh kiến thức ngành, câu chuyện khách hàng, hậu trường thương hiệu, hoặc những “góc chia sẻ” mang tính giáo dục.

Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm nói về những gì bạn muốn truyền tải, nội dung sẽ dễ rơi vào nhàm chán. Vì thế, bạn cần thường xuyên cập nhật xu hướng và kết hợp nhiều góc nhìn sáng tạo để tạo nên điểm nhấn khác biệt.

2. Content Pillar xây dựng dựa trên định vị thương hiệu

Đây là dạng nội dung giúp khẳng định giá trị và phong cách riêng của thương hiệu bạn. Nó thể hiện rõ quan điểm sống, triết lý kinh doanh, hoặc những niềm tin mà thương hiệu theo đuổi. Khi bạn triển khai content Pillar theo hướng này, mỗi bài đăng đều như một “tuyên ngôn thương hiệu”, giúp tạo kết nối cảm xúc mạnh mẽ với người theo dõi.

Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm thuần chay có thể liên tục nhấn mạnh thông điệp về bảo vệ môi trường, quyền động vật, hay lựa chọn tiêu dùng có trách nhiệm.

3. Content Pillar xây dựng theo mục tiêu thương hiệu

Không chỉ dừng ở việc chia sẻ thông tin, nội dung của bạn cần phục vụ mục tiêu cụ thể: Tăng nhận diện, xây dựng niềm tin, thu hút khách hàng tiềm năng, hoặc thúc đẩy chuyển đổi. Mỗi mục tiêu này sẽ trở thành một “pillar” để bạn định hướng các chiến dịch nội dung trong từng giai đoạn.

Cách làm này giúp bạn dễ dàng đo lường kết quả và điều chỉnh kế hoạch linh hoạt hơn, thay vì đăng bài theo cảm tính.

4. Content Pillar theo Customer Journey (hành trình khách hàng)

Một khách hàng không đi đến quyết định mua hàng chỉ sau một bài viết. Họ cần được dẫn dắt qua nhiều giai đoạn: từ nhận biết, quan tâm, đánh giá, đến hành động. Vì vậy, bạn có thể triển khai content Pillar theo từng bước trong hành trình mua hàng để tạo ra nội dung “chạm” đúng cảm xúc tại đúng thời điểm.

Ví dụ: Ở giai đoạn nhận biết, bạn có thể chia sẻ nội dung mang tính giáo dục hoặc giải thích vấn đề. Ở giai đoạn cân nhắc, bạn giới thiệu case study, đánh giá sản phẩm. Còn khi khách hàng đã sẵn sàng mua, bạn cung cấp mã giảm giá, ưu đãi kèm lời kêu gọi hành động mạnh mẽ.

5. Content Pillar theo nhóm khách hàng mục tiêu

Nếu bạn phục vụ nhiều nhóm khách hàng khác nhau, việc xây dựng content Pillar riêng cho từng nhóm sẽ giúp tăng khả năng chuyển đổi. Mỗi nhóm sẽ có nhu cầu, hành vi, ngôn ngữ và mối quan tâm riêng biệt – và khi bạn nói đúng ngôn ngữ của họ, bạn sẽ chạm đến đúng cảm xúc của họ.

Ví dụ: Một trung tâm ngoại ngữ có thể tạo nội dung riêng cho học sinh cấp 2, sinh viên đại học, người đi làm hoặc phụ huynh đang tìm lớp học cho con.

TÌM HIỂU THÊM: Mới nhất 2025: 10 Lỗi Content SEO Khiến Website Rớt TOP Nghiêm Trọng

Hướng dẫn chi tiết các bước để triển khai Content Pillar thành công

Trong thế giới nội dung ngày càng cạnh tranh, việc triển khai Content Pillar không chỉ là một xu hướng, mà thực sự là một chiến lược thiết yếu để xây dựng hệ thống nội dung chất lượng, bền vững và chuẩn SEO. Để làm được điều này, bạn cần tuân thủ các bước dưới đây, đảm bảo vừa hiệu quả, vừa tối ưu cho người đọc lẫn công cụ tìm kiếm.

Bước 1: Xác định chủ đề chính (Pillar Page) phù hợp

Bước đầu tiên khi bạn muốn triển khai content Pillar là xác định được chủ đề trụ cột – chính là nội dung lớn mà toàn bộ các bài viết khác sẽ xoay quanh. Một Pillar Page hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố: chủ đề đủ rộng để mở rộng nội dung, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động và có giá trị lâu dài.

Để chọn đúng chủ đề, bạn hãy bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa. Sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush hoặc Keywordtool.io để tìm ra những từ khóa có lượng tìm kiếm cao, mức độ cạnh tranh vừa phải và thể hiện rõ nhu cầu tìm hiểu của người dùng.

Lưu ý: Tránh chọn từ khóa quá dài hoặc quá hẹp làm Pillar Page. Thay vào đó, hãy chọn cụm từ 2–3 từ mang tính khái quát như “Digital Marketing”, “Quản trị thương hiệu”, “Phát triển nội dung”… Những chủ đề này dễ dàng phân nhánh thành hàng loạt bài viết phụ (subtopic), tạo nên một hệ sinh thái nội dung liền mạch.

Bên cạnh từ khóa, một cách hiệu quả khác là hiểu rõ pain point (vấn đề thực tế) mà khách hàng đang gặp phải. Khi bạn trả lời được những câu hỏi như:

  • Người đọc có thể giải đáp toàn bộ thắc mắc với chủ đề này không?
  • Chủ đề có đủ rộng để phát triển thành 20–30 bài viết liên quan không?

…thì bạn đang đi đúng hướng trong việc xác định Pillar Page rồi đấy!

Cách xác định Pillar Page phù hợp
Cách xác định Pillar Page phù hợp

Bước 2: Tạo Topic Cluster và Subtopic để mở rộng nội dung

Khi đã có trụ cột vững chắc, việc tiếp theo trong quá trình triển khai content Pillar là xây dựng hệ thống Topic Cluster – hay còn gọi là “cụm chủ đề”. Đây là tập hợp các bài viết phụ (subtopic) liên quan, đào sâu từng khía cạnh cụ thể của chủ đề chính.

Mỗi subtopic sẽ được liên kết trực tiếp với Pillar Page thông qua internal link, giúp công cụ tìm kiếm hiểu được mối liên hệ giữa các nội dung, từ đó cải thiện khả năng SEO toàn diện cho toàn site.

Để xác định subtopic hiệu quả, bạn nên:

  • Dùng công cụ từ khóa (Ahrefs, SEMrush, Ubersuggest…) để phân tích những từ khóa dài có liên quan chặt chẽ đến Pillar Page.
  • Xem xét kết quả tìm kiếm Google bằng tab ẩn danh để phân tích top đối thủ đang viết gì về chủ đề đó.
  • Tận dụng phần “Mọi người cũng hỏi” và “Tìm kiếm liên quan” ở cuối trang Google để mở rộng ý tưởng subtopic.
  • Sử dụng lệnh tìm kiếm nâng cao như site:tenmiencuadoithu.com + từ khóa để khám phá cấu trúc nội dung từ các trang đang dẫn đầu.

Ví dụ: Nếu Pillar Page của bạn là “Content Marketing”, các Subtopic có thể bao gồm “Lợi ích của Content Marketing”, “Cách đo lường hiệu quả nội dung”, “So sánh Content Marketing và quảng cáo truyền thống”, v.v.

Một khi bạn đã lên được danh sách các subtopic, hãy tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các bài viết để người đọc có thể di chuyển dễ dàng từ chủ đề tổng quát đến các kiến thức chuyên sâu. Đây chính là cách tạo ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời – điều mà Google cực kỳ ưu tiên.

Bước 3: Xây dựng Pillar Page tối ưu SEO và trải nghiệm người dùng

Pillar Page là trung tâm của toàn bộ chiến lược Content Pillar. Đây là trang nội dung chuyên sâu giúp tổng hợp, khái quát và điều hướng người đọc đến các bài viết liên quan (subtopic).

Các yếu tố quan trọng cần có trên một Pillar Page chuẩn SEO bao gồm:

  • Mục lục và Anchor Link: Đặt mục lục đầu bài với các liên kết nội bộ trỏ đến từng phần nội dung chi tiết, giúp người đọc dễ dàng điều hướng.
  • Cấu trúc thẻ tiêu đề (H1–H4): Sử dụng các heading hợp lý để phân cấp nội dung rõ ràng, hỗ trợ Google hiểu cấu trúc trang.
  • Internal link: Tạo các liên kết nội bộ đến các bài viết liên quan (cluster content) nhằm nâng cao trải nghiệm và giữ chân người đọc.
  • Outbound link: Dẫn link đến các nguồn đáng tin cậy để tăng tính xác thực và độ tin tưởng cho bài viết.
  • Hình ảnh minh họa độc quyền: Sử dụng hình ảnh chất lượng, có gắn alt text đúng từ khóa.
  • CTA hợp lý: Đặt các nút kêu gọi hành động (đăng ký tư vấn, xem thêm bài viết…) một cách tự nhiên.
  • Biểu mẫu liên hệ hoặc đăng ký: Nên đặt ở vị trí cuối bài hoặc sidebar để tăng khả năng chuyển đổi.
  • Nút quay lại đầu trang: Hữu ích đặc biệt với bài viết dài, giúp người đọc dễ dàng di chuyển mà không cần cuộn quá nhiều.
  • Tiêu đề, URL và mô tả: Đặt từ khóa chính trong các vị trí chiến lược như tiêu đề, slug (URL), thẻ H1 và đoạn mở đầu của bài viết.

ĐỌC THÊM: Checklist tối ưu SEO mới nhất: Những gì bạn cần để không bị Google ‘bỏ quên’

Bước 4: Viết nội dung Content Pillar chất lượng, chuẩn SEO

Bài viết trụ cột cần được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung để bao quát chủ đề chính một cách toàn diện. Nội dung nên được trình bày rõ ràng, logic và đảm bảo trả lời trọn vẹn các câu hỏi phổ biến mà người dùng thường tìm kiếm.

Lưu ý khi viết nội dung cho Content Pillar:

  • Giới thiệu khái quát về chủ đề ngay từ đầu để người đọc biết họ sắp nhận được giá trị gì.
  • Bao phủ toàn diện các khía cạnh chính của chủ đề mà không cần quá đi sâu (các chi tiết sẽ được phân tích trong các bài cluster).
  • Mỗi phần nội dung nên tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc một câu hỏi thường gặp.
  • Tích hợp internal link tới các bài viết liên quan để tăng thời gian onsite và điều hướng người đọc hiệu quả.
  • Đảm bảo nội dung đúng mục đích tìm kiếm (search intent): hướng dẫn, cung cấp kiến thức, giải đáp thắc mắc…
  • Độ dài bài viết linh hoạt, trung bình nên từ 2.000–3.000 từ tùy theo chủ đề và độ cạnh tranh của từ khóa.
Những lưu ý khi viết nội dung chuẩn SEO
Những lưu ý khi viết nội dung chuẩn SEO

Bước 5: Quảng bá Content Pillar – Đưa nội dung tiếp cận đúng người

Sau khi xây dựng xong Pillar Page, bạn cần thực hiện các hoạt động quảng bá nội dung để tăng lượng truy cập và lan tỏa giá trị bài viết. Đây là bước quan trọng để giúp nội dung lên top và tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu.

Các cách quảng bá Pillar Content hiệu quả:

  • Chia sẻ trên mạng xã hội: Facebook, LinkedIn, TikTok, Instagram – chọn nền tảng phù hợp với ngành hàng và đối tượng mục tiêu.
  • Email Marketing: Gửi newsletter kèm liên kết Pillar Page đến danh sách khách hàng tiềm năng.
  • Chạy quảng cáo: Sử dụng Google Ads hoặc quảng cáo trên mạng xã hội để đẩy mạnh traffic.
  • Seeding trên diễn đàn, nhóm chuyên ngành: Tăng độ phủ bằng cách chia sẻ bài viết lên các cộng đồng quan tâm đến lĩnh vực của bạn.
  • Liên kết từ các bài viết cũ: Thêm internal link trỏ đến Pillar Page từ các bài đã đăng trên blog.

Bước 6: Cập nhật định kỳ và kiểm tra hiệu quả (Audit Content)

Một Pillar Page hiệu quả không chỉ cần tốt ở thời điểm xuất bản mà còn phải liên tục được cập nhật để duy trì vị trí cao trên kết quả tìm kiếm.

Tại sao bạn nên audit website và cập nhật nội dung thường xuyên?

  • Đảm bảo thông tin luôn mới, không lỗi thời (đặc biệt trong các lĩnh vực thay đổi nhanh như công nghệ, digital marketing…).
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Loại bỏ phần lỗi thời, cập nhật thêm thông tin chuyên sâu, tối ưu tốc độ tải trang.
  • Tăng cơ hội lên top: Google đánh giá cao những trang được chăm sóc thường xuyên.
  • Tối ưu SEO mới: Cập nhật meta title, mô tả, schema markup, thêm internal link mới…

Bạn có thể lên lịch kiểm tra 3–6 tháng/lần để đánh giá hiệu quả bài viết, đo traffic, tỷ lệ thoát trang và thời gian onsite, từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp.

VIMA Marketing – Đồng hành cùng bạn xây dựng chiến lược nội dung chuẩn SEO

VIMA Marketing là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp Marketing tổng thể và chiến lược nội dung số, giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh thương hiệu vững chắc và tăng trưởng bền vững trên nền tảng online. 

Với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Content Marketing, SEO, quảng cáo và truyền thông số, VIMA không chỉ hỗ trợ bạn xây dựng Content Pillar bài bản, mà còn đồng hành xuyên suốt quá trình triển khai và tối ưu hiệu quả.

VIMA Marketing - Đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing Tổng Thể chuyên nghiệp hàng đầu
VIMA Marketing – Đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing Tổng Thể chuyên nghiệp hàng đầu

👉 Liên hệ ngay với VIMA Marketing để được tư vấn chiến lược nội dung và triển khai giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp thương hiệu của bạn bứt phá trên mọi nền tảng!

Kết luận

Việc triển khai content Pillar không chỉ đơn thuần là tạo trang tổng hợp mà còn là bước đệm vững chắc nâng cao uy tín thương hiệu và tối ưu hoá SEO lâu dài. Bằng cách kết hợp nghiên cứu từ khoá, xây dựng hệ thống link nội bộ chặt chẽ và thường xuyên làm mới nội dung, bạn sẽ sở hữu chiến lược nội dung hiệu quả trong năm 2025 và cả về sau! Chúc bạn thành công trên con đường xây dựng nội dung của mình!