Big idea là gì? Cách tạo một big idea độc đáo cho chiến dịch truyền thông 

Big idea là gì?

Trong thời đại Marketing phát triển vượt bật, chắc hẳn đã có rất nhiều doanh nghiệp từng thắc mắc big idea là gì? Một big idea độc đáo không chỉ giúp thương hiệu của bạn nổi bật mà còn tạo sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Vậy, big idea là gì? Làm sao để xây dựng một ý tưởng độc đáo cho chiến dịch truyền thông? Hãy cùng VIMA Marketing khám phá trong bài viết này nhé!

Big idea là gì?

Big idea là một ý tưởng và thông điệp bao quát, giúp định hình toàn bộ chiến dịch marketing của bạn. Từ các ý tưởng này, doanh nghiệp của bạn sẽ triển khai các key message, key visual và các yếu tố khác để tạo nên sự đồng nhất và hiệu quả cho chiến dịch marketing. Đặc biệt, một big idea hiệu quả phải xuất phát từ insight khách hàng, đóng vai trò như lời giải đáp cho những vấn đề mà họ đang đối mặt. Từ đó, doanh nghiệp bạn có thể tạo nên sự kết nối sâu sắc với khách hàng.

Vai trò của big idea là gì?

Big idea là yếu tố thiết yếu để thương hiệu định hình được toàn bộ chiến dịch truyền thông. Dưới đây là những vai trò nổi bật của big idea:

  • Tạo sự khác biệt và nổi bật: Trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, big idea là “vũ khí bí mật” giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật. Đây chính là yếu tố tạo nên dấu ấn riêng biệt cho thương hiệu của bạn!
  • Định hướng chiến dịch truyền thông: Big idea đóng vai trò nền tảng để phát triển key message. Điều này giúp thương hiệu có được sự đồng nhất trong mọi hoạt động của mình!

Như vậy, một big idea độc đáo, sáng tạo và phù hợp với khách hàng sẽ giúp chiến dịch của bạn đạt hiệu quả vượt trội, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khách hàng hơn!

XEM THÊM: Nhìn lại 4 casestudy khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam trong 2024

4 cách tạo một big idea độc đáo cho chiến dịch truyền thông

Sau khi đã hiểu rõ được Big idea là gì cũng như vai trò của Big Idea, hãy cùng VIMA khám phá thêm cách để tạo một Big Idea thu hút cho chiến dịch Marketing của bạn nhé:

Nhận diện rõ khách hàng mục tiêu

Big idea chỉ có giá trị khi nó gắn liền với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp của bạn cần nghiên cứu kĩ khách hàng mục tiêu của mình. Đừng quên tự hỏi: Khách hàng của mình là ai? Họ đang gặp khó khăn gì? Họ đang mong muốn điều gì?

Một casestudy điển hình là “Real Beauty” của Dove – một chiến dịch dựa trên sự đồng cảm với phái nữ. Dove khuyến khích khách hàng của họ nên yêu thương cơ thể mình thay vì chạy theo những chuẩn mực sắc đẹp phi thực tế. Nhờ sự thấu hiểu sâu sắc này, chiến dịch đã tạo được sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ. Điều này góp phần ghi dấu ấn lâu dài trong tâm trí khách hàng của Dove.

Vì vậy, big idea sẽ trở nên mạnh mẽ nhất khi nó xuất phát từ insight khách hàng. Từ đó, thương hiệu của bạn sẽ chạm đến trái tim khách hàng và tạo ra những điều giá trị.

Nhận diện rõ khách hàng mục tiêu giúp bạn xác định được Big Idea của mình
Nhận diện rõ khách hàng mục tiêu giúp bạn xác định được Big Idea của mình

Sử dụng phương pháp “3C” cho Big idea

Để tạo một big idea ấn tượng, bạn có thể áp dụng phương pháp “3C” như sau:

  • Culture (Văn hóa): Đừng quên bắt kịp xu hướng xã hội hoặc văn hóa đại chúng. Điều này giúp big idea của bạn dễ dàng tạo sự kết nối với khách hàng.
  • Consumer (Khách hàng): Đặt trọng tâm vào nhu cầu, mong muốn hoặc vấn đề của khách hàng. Đảm bảo rằng ý tưởng của doanh nghiệp bạn phản ánh đúng những gì mà khách hàng đang tìm kiếm hoặc quan tâm.
  • Company (Công ty): Hãy gắn kết thông điệp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn. Điều này giúp thương hiệu của bạn truyền tải được bản sắc riêng trong mọi hoạt động truyền thông.
Big Idea là gì? Phương pháp 3C trong Big Idea
Big Idea là gì? Phương pháp 3C trong Big Idea

Biến Big idea thành hình ảnh hoặc câu chuyện dễ nhớ

Một big idea tốt thường đơn giản, dễ hiểu và có thể truyền tải qua hình ảnh hoặc câu chuyện. Điều này giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thông điệp của bạn lâu hơn. Vì vậy, đừng quên sáng tạo một thông nghiệp thật cô đọng và có ý nghĩa nhé!

Một ví dụ nổi bật là chiến dịch của Nike với khẩu hiệu “Just Do It”. Khẩu hiệu này không chỉ là một thông điệp truyền thông, nó đã trở thành biểu tượng trường tồn. Và ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, với chỉ 3 từ đơn giản, Nike đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về sự mạnh mẽ và khát khao vượt qua giới hạn của bản thân!

Như vậy, Big idea có thể trở nên sống động và dễ nhớ hơn khi nó được kết hợp với hình ảnh hoặc câu chuyện đầy cảm hứng. Điều này sẽ giúp thương hiệu của bạn tạo dựng được một liên kết cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng, làm cho thương hiệu của bạn trở thành một phần trong câu chuyện cuộc sống của họ. 

XEM THÊM: Học được gì từ chiến lược 4P trong Marketing Mix của Grab?

Kiểm tra và tối ưu hóa sau khi tạo Big idea

Khi đã có một Big Idea hoàn chỉnh, bước tiếp theo bạn cần làm là kiểm tra và tối ưu hóa chiến dịch. Điều này giúp đảm bảo chiến dịch truyền thông của bạn đã đi đúng hướng. Một trong những cách hiệu quả để làm điều này là thu thập phản hồi từ khách hàng hoặc thực hiện thử nghiệm A/B để đánh giá mức độ hiệu quả của các ý tưởng. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách khách hàng tiếp nhận và phản ứng với chiến dịch.

Thông qua việc kiểm tra và tối ưu hóa, doanh nghiệp sẽ có thể điều chỉnh chiến lược truyền thông. Từ đó, bạn có thể tối ưu hóa nội dung và phương thức tiếp cận. Điều này sẽ giúp chiến dịch đạt được kết quả tốt nhất và gia tăng sự tương tác đấy!

Kết luận

VIMA hy vọng, qua bài viết trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi “Big Idea là gì?” cũng như vai trò của chúng. Để có một chiến dịch truyền thông thành công, đừng nên đầu tư thời gian và sự sáng tạo để phát triển một big idea phù hợp với giá trị thương hiệu của bạn và nhu cầu khách hàng nhé!