Bạn đã hiểu đúng về SEO chuyển đổi chưa? Làm sao để chuyển đổi khách hàng khi đã SEO lên top

Bạn đã hiểu đúng về SEO chuyển đổi chưa? Làm sao để chuyển đổi khách hàng khi đã SEO lên top

SEO chuyển đổi là khái niệm không chỉ dừng lại ở việc đưa website của bạn lên TOP Google. Điều quan trọng hơn chính là việc đưa người truy cập thành khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ điều này. Vậy hãy cùng VIMA tìm hiểu ngay về khái niệm này tại đây nhé!

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa trang web để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google. Khi trang web của bạn xuất hiện ở những vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm, bạn sẽ thu hút được nhiều lượt truy cập tự nhiên hơn. 

SEO khác gì với SEO chuyển đổi?

SEO chuyển đổi là một khái niệm chuyên sâu hơn so với SEO thông thường. SEO tập trung vào việc tăng lượng truy cập tự nhiên cho website. SEO chuyển đổi đi một bước xa hơn, với mục tiêu là chuyển đổi lượt truy cập thành khách hàng thực sự.

Bạn có thể phân biệt SEO thông thường và SEO chuyển đổi qua mục tiêu cuối cùng:

  • SEO thông thường chú trọng vào thứ hạng và lưu lượng truy cập (traffic).
  • SEO chuyển đổi không chỉ dừng lại ở việc tăng lưu lượng truy cập. Chúng còn tập trung vào việc chuyển đổi traffic thành khách hàng tiềm năng.
SEO thông thường và SEO chuyển đổi khác nhau như thế nào?
SEO thông thường và SEO chuyển đổi khác nhau như thế nào?

Ví dụ, nếu website của bạn có lượng truy cập cao nhưng doanh thu không cao, bạn nên thực hiện SEO chuyển đổi. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tối ưu hóa landing page, cải thiện nội dung và sử dụng các lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, từ đó tăng khả năng chuyển đổi khách hàng.

XEM THÊM: LỘ TRÌNH SEO WEBSITE TRỌN GÓI HIỆU QUẢ TRONG 5 BƯỚC

Hướng dẫn SEO chuyển đổi trên website

Bước 1: Xác định mục tiêu

Để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên website, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định mục tiêu. Mục tiêu chuyển đổi có thể là: khách hàng thực hiện mua hàng hoặc để lại thông tin tư vấn

Ví dụ, trên website của bạn có ba mục tiêu chính về tỷ lệ chuyển đổi: khách mua hàng trực tiếp, khách đăng ký nhận tài liệu, và để lại thông tin để nhận tư vấn. Trước khi bắt đầu tối ưu hóa, bạn cần phải xác định tỷ lệ chuyển đổi hiện tại. Sau đó, hãy so sánh tỷ lệ này với các tháng trước để xem các tỷ lệ này có đang tăng hoặc giảm hay không.

Dưới đây là ví dụ về bảng so sánh tỷ lệ chuyển đổi của ba mục tiêu trên:

ThángTỷ lệ khách mua hàngTỷ lệ đăng ký nhận tài liệuTỷ lệ điền thông tin tư vấn
Tháng 82,8%5,1%2,1%
Tháng 93,0%3,8%1,9%

Khi so sánh tỷ lệ chuyển đổi giữa các tháng, chúng ta thấy rằng:

  • Tỷ lệ đăng ký nhận tài liệu giảm mạnh từ 5,1% xuống 3,8%. Như vậy, đây là mục tiêu cần tối ưu ngay.
  • Tỷ lệ điền thông tin tư vấn có sự giảm nhẹ từ 2,1% xuống 1,9%. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc tối ưu mục tiêu này trong tương lai gần.
  • Tỷ lệ mua hàng có sự tăng nhẹ từ 2,8% lên 3%. Đây là mục tiêu không cần tối ưu ngay lúc này.

Bước 2: Xác định các yếu tố tác động đến sự chuyển đổi

Trước khi khách hàng hoàn tất một chuyển đổi, họ sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trên website. Điều quan trọng là bạn cần tìm ra điểm rơi – nơi người dùng dừng lại hoặc rời đi. Từ đó, bạn có thể hiểu lý do tại sao họ không thực hiện chuyển đổi.

Dưới đây là một số yếu tố phổ biến có tác động lớn đến tỷ lệ chuyển đổi:

  • Bounce Rate: Cho thấy tỷ lệ người dùng truy cập vào trang web nhưng rời đi ngay sau khi xem một trang, mà không thực hiện thêm bất kỳ tương tác nào khác.
  • Thời gian trung bình trên trang: Cho biết thời lượng trung bình mà người truy cập xem một trang nào đó trên website của bạn.
  • Mức độ tương tác: Mức độ mà người dùng tương tác với các yếu tố như: nút bấm, form,

Bạn có thể theo dõi tất cả các chỉ số này thông qua Google Analytics hoặc sử dụng Heatmap. Sau khi thu thập đủ dữ liệu, hãy phân tích và đưa ra giả thuyết về những yếu tố có thể đang ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi. 

Chẳng hạn, nếu bạn đặt mục tiêu là gia tăng lượng form đăng ký tư vấn, hãy xem xét các yếu tố sau:

  • Chức năng form có gặp lỗi không?
  • Tỷ lệ thoát trên trang có cao không?
  • Tốc độ tải trang có đủ nhanh không?
  • Vị trí của form có phù hợp không?
  • Thông điệp có đủ hấp dẫn không? 
Áp dụng heatmap để theo dõi hành vi khách hàng truy cập. Nguồn ảnh: Gluo
Áp dụng heatmap để theo dõi hành vi khách hàng truy cập. Nguồn ảnh: Gluo

Bước 3: Thực hiện thử nghiệm A/B

Sau khi đã xác định các yếu tố có thể tác động đến tỷ lệ chuyển đổi, bước tiếp theo là thực hiện thử nghiệm. A/B testing là phương pháp hiệu quả nhất để bạn kiểm tra xem phiên bản website nào là tối ưu nhất.

Bằng việc tách lưu lượng truy cập của website thành hai nhóm riêng biệt, bạn có thể đối chiếu phiên bản hiện tại (A) với phiên bản đã tối ưu (B) để so sánh kết quả.

Cách thực hiện thử nghiệm A/B

Một số yếu tố bạn có thể thử nghiệm trong A/B testing bao gồm:

  • Thay đổi thông điệp: Thử nghiệm các lời kêu gọi hành động (CTA) hoặc tiêu đề khác nhau để xem thông điệp nào thu hút khách hàng hơn.
  • Thay đổi màu sắc: Hãy thử nghiệm màu nút bấm, nền trang, hoặc tiêu đề để tăng tính tương tác.
  • Thay đổi cấu trúc website: Điều chỉnh cách sắp xếp các yếu tố trên trang như form đăng ký, hình ảnh sản phẩm, banner, và các thành phần khác.
  • Thay đổi hình ảnh: Bạn có thể thay đổi hình ảnh sản phẩm hoặc các banner trên website.
A/B testing là phương pháp hiệu quả để đánh giá phiên bản website tốt nhất
A/B testing là phương pháp hiệu quả để đánh giá phiên bản website tốt nhất

Hãy bắt đầu với một vài trang để xem kết quả trước khi áp dụng chúng trên toàn bộ website. Một công cụ miễn phí mà bạn có thể sử dụng để thực hiện test A/B là Google Optimize. Đây là công cụ cung cấp đầy đủ các tính năng để bạn theo dõi từng biến thể.

Sau khi thực hiện các điều chỉnh, bạn hãy sử dụng Google Optimize để đánh giá hiệu quả của từng phiên bản so với bản gốc và xem liệu tỷ lệ chuyển đổi của bạn có tăng lên hay không.

Bước 4: Đo lường tỷ lệ chuyển đổi và kết luận

Khi hoàn tất quá trình thử nghiệm A/B, bước cuối cùng là đo lường kết quả để kiểm tra tính chính xác của những giả thuyết ban đầu. Thời gian cần thiết để thu thập đủ dữ liệu có thể kéo dài từ vài ngày, một tuần, hoặc thậm chí một tháng, tuỳ thuộc vào lượng truy cập của website và biến thể thử nghiệm.

Trong bước này, bạn sẽ dựa vào dữ liệu mà công cụ test A/B ghi nhận được, từ đó lựa chọn phiên bản có hiệu suất cao nhất để áp dụng chính thức trên website.

Ví dụ thực tế

Giả sử bạn đang thử nghiệm A/B để tối ưu lượng click vào internal link dẫn tới trang: SEO từ khóa

Sau khi theo dõi thử nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định, kết quả cho thấy việc gắn Internal link có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với việc chỉ gắn CTA. Điều này đồng nghĩa với việc thêm internal link vào nội dung đã giúp tăng khả năng khách hàng nhấp vào trang dịch vụ SEO. Vậy, bạn có thể áp dụng việc gắn thêm link cho bài viết để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

Hãy nhớ rằng, một thử nghiệm A/B thành công không phải là điểm kết thúc. Website cần được cập nhật và cải tiến theo thời gian để đáp ứng với nhu cầu của người dùng!

XEM THÊM: 7 tips lựa chọn công ty SEO website uy tín nhất cho doanh nghiệp

Gợi ý đơn vị cung cấp dịch vụ SEO chuyển đổi uy tín

VIMA Marketing là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp SEO chuyển đổi cho doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kỹ thuật SEO hiện đại, VIMA không chỉ giúp website của bạn nhanh chóng đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm mà còn tập trung vào chuyển đổi người truy cập thành khách hàng tiềm năng.

Đơn vị SEO bền vững hàng đầu - VIMA Marketing
Đơn vị SEO bền vững hàng đầu – VIMA Marketing

Hãy để VIMA đồng hành cùng bạn trên hành trình thành công trong kỷ nguyên số! Liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: VIMA Marketing hoặc hotline: 0973425428.

Kết luận

SEO chuyển đổi là bước đi thông minh cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn gia tăng doanh số. Hãy đầu tư vào việc chuyển đổi khách hàng bằng cách tối ưu trải nghiệm người dùng, cải thiện nội dung ngay bây giờ!