Bạn đang sở hữu một homestay nhưng chưa biết cách làm sao để thu hút khách ổn định quanh năm?
Trong thị trường du lịch ngày càng cạnh tranh, một homestay đẹp thôi là chưa đủ. Khách hàng ngày nay không chỉ quan tâm đến chỗ ở mà còn tìm kiếm những trải nghiệm, cảm xúc và giá trị độc đáo. Và đó chính là lúc marketing homestay phát huy sức mạnh. Trong bài viết này, VIMA Marketing sẽ chia sẻ chiến lược marketing homestay toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và tăng trưởng doanh thu bền vững! Cùng đón chờ nhé!
Sự bùng nổ của ngành du lịch – Cơ hội hay thách thức của chủ Homestay?
Kể từ sau đại dịch, ngành du lịch Việt Nam đã có sự phục hồi ngoạn mục và đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Theo mục tiêu phát triển năm 2025, Việt Nam kỳ vọng sẽ đón từ 22 đến 23 triệu lượt khách quốc tế, vượt xa kỷ lục 18 triệu lượt vào năm 2019. Không chỉ vậy, du lịch nội địa cũng được dự báo sẽ đạt 120 đến 130 triệu lượt khách trong nước.
Và trong bức tranh rực rỡ đó, homestay đang dần chiếm vị trí quan trọng, trở thành loại hình lưu trú được nhiều du khách ưa chuộng, nhất là những người tìm kiếm trải nghiệm gần gũi văn hóa bản địa, không gian riêng tư và sự thân thiện như ở nhà.
Tuy nhiên, đi cùng với tiềm năng chính là áp lực cạnh tranh khốc liệt. Khi ngày càng có nhiều người đầu tư vào mô hình homestay, nguồn cung không ngừng tăng mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc: chỉ có những homestay được đầu tư Marketing một cách bài bản, chiến lược và đúng mục tiêu mới có thể trụ vững và phát triển lâu dài.
Thực trạng về thị trường Marketing Homestay 2025
Nếu như trước kia, bạn chỉ cần có một căn nhà dễ thương, chụp vài tấm hình đẹp và đăng lên Airbnb hay Booking là có thể kín lịch đặt phòng. Thì nay, mọi thứ đã khác hoàn toàn. Theo dữ liệu từ AirDNA, số lượng homestay tại Việt Nam đã tăng hơn 450% chỉ trong một năm – một con số cực kỳ ấn tượng nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo cho những ai còn làm marketing kiểu “cảm tính”.
Không chỉ cạnh tranh gay gắt, hành vi của khách du lịch cũng đang thay đổi rõ rệt:
- 36% khách tìm kiếm thông tin lưu trú thông qua Google và các công cụ tìm kiếm.
- 67% du khách ưu tiên đến những nơi ít đông đúc, yên tĩnh và có chiều sâu văn hóa.
- 76% mong muốn lựa chọn hình thức du lịch bền vững, thân thiện môi trường.
- 44% người Việt sẵn sàng chi tiêu mạnh tay cho những chuyến đi “đáng đồng tiền bát gạo”, không còn tâm lý “du lịch giá rẻ” như trước.
Tất cả những điều này cho thấy: Marketing homestay không còn là việc tùy hứng. Nó đòi hỏi chiến lược rõ ràng, có nghiên cứu thị trường, hiểu tâm lý khách hàng và xây dựng nội dung phù hợp để tạo ra sự khác biệt. Nếu bạn vẫn nghĩ chỉ cần ảnh đẹp là đủ, thì rất tiếc, bạn đang tự giới hạn tiềm năng homestay của mình.

ĐỌC THÊM: Tại sao Fanpage du lịch mãi không hút khách? Gợi ý 10+ content du lịch chuyển đổi hiệu quả
Những sai lầm phổ biến khiến Marketing homestay của bạn không hiệu quả
Có rất nhiều chủ homestay nghĩ rằng chỉ cần có một căn nhà xinh xắn, trang trí bắt mắt và đăng lên các nền tảng OTA (Online Travel Agent) là đủ để hút khách. Thi thoảng chạy vài mẫu quảng cáo hoặc giảm giá nhẹ là ổn. Nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy.
1. Homestay quá phụ thuộc vào OTA, không có kênh khách hàng riêng
Nhiều homestay hoàn toàn lệ thuộc vào nền tảng trung gian như Agoda, Booking, Airbnb… mà không xây dựng kênh riêng như fanpage, website hay Google Business Profile.
Khi các nền tảng này thay đổi thuật toán, hoặc khi có quá nhiều homestay cùng cạnh tranh trên cùng một mặt bằng hiển thị, bạn sẽ thấy lượt đặt phòng giảm đi rõ rệt. Và tệ hơn, bạn không thể giữ chân khách cũ, vì mọi thông tin đều nằm trong tay bên trung gian.
2. Chạy quảng cáo cho Homestay nhưng không có phễu bán hàng rõ ràng
Việc đổ ngân sách vào quảng cáo Facebook, Google hay TikTok ngày càng phổ biến. Nhưng nếu bạn không có chiến lược nội dung và phễu bán hàng bài bản, thì việc “tiếp cận nhiều người mà không có ai đặt phòng” là điều dễ hiểu.
Một fanpage chỉ toàn đăng “còn phòng không?”, “inbox mình nhé” không thể tạo ra niềm tin. Khách ngày nay cần nội dung truyền cảm hứng, hình ảnh chuyên nghiệp, và đánh giá thực tế từ người dùng trước. Hãy nhớ rằng, Marketing homestay không chỉ là quảng cáo, mà là cả một quá trình xây dựng trải nghiệm khách hàng – từ lần đầu nhìn thấy đến khi họ quay lại lần thứ hai.
3. Homestay “luôn giảm giá”
Nhiều homestay lầm tưởng rằng cứ giảm giá là có khách. Nhưng điều đó không những không bền vững mà còn dễ khiến khách nghi ngờ chất lượng dịch vụ. Ngược lại, nếu bạn định giá quá cao mà không cung cấp đủ giá trị, khách cũng sẽ “lướt qua không thương tiếc”.
4. Nội dung sơ sài, không có câu chuyện thương hiệu
Một homestay không thể nổi bật nếu thiếu một bản sắc riêng. Khách du lịch hiện đại muốn sống trong một câu chuyện, không chỉ ở trong một căn phòng.
Nếu bạn chỉ đăng bài khi vắng khách, không đầu tư vào hình ảnh, không xây dựng nội dung có chiều sâu, fanpage của bạn sẽ chìm nghỉm giữa hàng trăm homestay khác. Marketing homestay hiệu quả chính là khi bạn kể được câu chuyện của mình một cách chân thật và thu hút – để khách hàng muốn đến, muốn chia sẻ, và muốn quay lại.
Không có chiến lược bài bản – sai lầm nghiêm trọng nhất trong Marketing homestay
Như vậy, tất cả những vấn đề khi làm Marketing Homestay trên đều xuất phát từ việc thiếu một chiến lược toàn diện. Việc “làm cho có”, làm theo cảm hứng, hay chỉ làm mỗi khi hết khách, đều khiến bạn không thể tối ưu hiệu quả kinh doanh.
Một homestay thành công trong năm 2025 sẽ là nơi có chiến lược rõ ràng: biết mình đang phục vụ ai, khác biệt ở điểm nào, truyền thông ra sao, và đầu tư vào những kênh gì để tiếp cận khách đúng cách.
Nếu bạn cảm thấy vẫn đang loay hoay trong việc định hướng marketing cho homestay của mình, đừng ngần ngại tìm đến các đơn vị có kinh nghiệm thực chiến như VIMA Marketing nhé! Với kinh nghiệm thực chiến và đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường du lịch – lưu trú, các đơn vị này sẽ giúp bạn định hướng đúng đắn, tối ưu chi phí quảng bá và từng bước nâng cao lợi nhuận một cách bền vững.

Gợi ý chiến lược Marketing Homestay toàn diện giúp nâng tầm thương hiệu
Ngày nay, khách hàng không chỉ tìm kiếm thông tin và đặt phòng theo cách truyền thống. Họ tìm kiếm thông tin trực tuyến, so sánh các trải nghiệm và ra quyết định dựa trên cảm xúc. Chính vì vậy, một chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp homestay không chỉ thu hút khách mà còn giữ chân họ lâu dài, xây dựng lòng tin ngay từ lần đầu tiên khách tiếp xúc.
1. “Bạn không bán Homestay, bạn bán thương hiệu”
Nhiều chủ homestay vẫn cho rằng chỉ cần đặt một cái tên dễ nhớ, thiết kế logo đẹp mắt là đã đủ để gọi đó là “làm thương hiệu”. Nhưng sự thật là: thương hiệu không chỉ là vẻ ngoài – đó là cảm xúc và ấn tượng mà khách hàng có được trong suốt hành trình trải nghiệm dịch vụ của bạn. Để có được ấn tượng này, bạn phải xác định được rõ USP (Unique Selling Point) của mình.
Dưới đây là một số gợi ý để khám phá và làm rõ USP cho homestay của bạn:
- Trải nghiệm độc đáo: Tổ chức thiền sáng, lớp yoga, workshop làm đồ gốm…
- Không gian có cá tính riêng: Thiết kế đậm chất retro, vintage, tối giản kiểu Nhật…
- Dịch vụ cá nhân hóa: Chủ nhà thân thiện, sẵn sàng dẫn khách đi ăn món địa phương “chuẩn vị” mà không có trên Google
- Câu chuyện thương hiệu riêng biệt: Homestay được cải tạo từ một ngôi nhà gỗ 100 năm tuổi….
Để lan tỏa USP của mình, bạn có thể tham khảo những ý tưởng nội dung sau nhé:
- Kể câu chuyện về homestay: Những câu chuyện đặc biệt từ chủ nhà giúp tạo sự kết nối cảm xúc.
- Chia sẻ trải nghiệm thực tế: Để khách cũ kể về hành trình của họ tại homestay qua hình ảnh và video, giúp khách hàng mới hình dung được không gian và dịch vụ của bạn.
- Behind the scenes: Chia sẻ những câu chuyện hậu trường về quá trình vận hành homestay, những khoảnh khắc thú vị từ cuộc sống của chủ nhà.
2. Thống nhất phong cách & thông điệp của Homestay trên mọi nền tảng
Trong xây dựng thương hiệu homestay, tính nhất quán là yếu tố không thể thiếu. Khách hàng sẽ tiếp xúc với thương hiệu của bạn qua nhiều điểm chạm khác nhau: từ website, mạng xã hội, hình ảnh homestay đến cách bạn nhắn tin tư vấn. Và nếu phong cách, giọng điệu, hay hình ảnh không đồng nhất, khách sẽ khó ghi nhớ hoặc cảm thấy thiếu tin tưởng.
Dưới đây là 3 yếu tố quan trọng giúp bạn giữ vững hình ảnh thương hiệu nhất quán:
1. Đồng bộ hình ảnh và màu sắc khi Marketing Homestay
Hãy chọn một phong cách hình ảnh rõ ràng – từ thiết kế không gian, bảng màu chủ đạo, đến ảnh chụp đăng tải trên fanpage, Instagram hay website.
Ví dụ: Nếu homestay mang phong cách vintage, nhẹ nhàng, hãy sử dụng tone màu ấm, trầm, với ảnh chụp ánh sáng tự nhiên. Tránh dùng các filter rực rỡ, hiện đại vì dễ gây lệch tông.
Bên cạnh đó, hãy đặt tên file ảnh có chứa từ khóa như homestay-phong-cach-co-dien-da-lat.jpg, kết hợp với mô tả (alt text) liên quan đến trải nghiệm và không gian đặc trưng của bạn nhé!
2. Giữ giọng điệu giao tiếp nhất quán cho Homestay của bạn
Nếu homestay của bạn hướng đến sự an yên, hòa mình với thiên nhiên – giọng văn trên các bài viết, tin nhắn với khách cũng nên nhẹ nhàng, thân thiện và tinh tế. Ngược lại, nếu bạn nhắm đến nhóm khách trẻ thích khám phá, năng động – đừng ngại sử dụng ngôn từ trendy, gần gũi, mang tính giải trí cao.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tối ưu SEO với từ khóa gắn liền với phong cách của Homestay, ví dụ: homestay dành cho người thích sống chậm, homestay thư giãn giữa thiên nhiên, homestay dành cho cặp đôi trẻ thích trải nghiệm…
3. Tạo trải nghiệm đồng nhất từ online đến thực tế
Điều khách hàng nhớ nhất không phải là hình ảnh trên mạng, mà là trải nghiệm thực tế. Vậy nên nếu bạn muốn xây dựng hình ảnh thân thiện, hãy đảm bảo đội ngũ nhân sự, cách bạn trả lời tin nhắn hay hỗ trợ khi khách gặp vấn đề cũng thể hiện đúng tinh thần đó nhé!

3. Chiến lược quảng cáo Homestay hiệu quả
Quảng cáo là một trong những công cụ marketing mạnh mẽ nhất giúp homestay tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch rõ ràng, quảng cáo có thể nhanh chóng trở thành “hố đen ngân sách” – tiêu tốn tiền nhưng không mang lại hiệu quả, thậm chí thu hút sai đối tượng khách hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm và đánh giá homestay.
Trước khi đổ ngân sách vào chạy quảng cáo trên Facebook Ads, Google Ads hay các nền tảng OTA (Booking, Agoda, Traveloka…), điều quan trọng nhất là bạn phải kiểm tra lại toàn bộ “hệ sinh thái marketing” của homestay:
- Fanpage có nội dung hấp dẫn chưa? Đăng ảnh đẹp là chưa đủ – bạn cần kể chuyện, tạo cảm xúc và phản ánh đúng phong cách homestay của mình qua từng bài đăng.
- Website có thân thiện với SEO không? Website phải có giao diện dễ dùng, tốc độ tải nhanh, từ khóa chuẩn SEO để khách dễ dàng tìm thấy trên Google khi họ tìm kiếm các cụm như homestay gần trung tâm Đà Lạt, homestay view đồi thông giá tốt,…
- Google My Business đã tối ưu chưa? Một địa điểm homestay xuất hiện rõ ràng trên Google Maps, kèm ảnh, giờ hoạt động, số điện thoại và đánh giá tốt sẽ giúp tăng độ tin tưởng và tỷ lệ đặt phòng.
Nếu những nền tảng này còn yếu, thì dù bạn chạy quảng cáo giỏi đến đâu, tỷ lệ chuyển đổi vẫn rất thấp. Đó là lý do nhiều chủ homestay tốn tiền chạy ads nhưng không ra đơn.
TÌM HIỂU THÊM: Tất tần tật về chi phí quảng cáo Google mà bạn cần biết
4. Video & Hình Ảnh Chất Lượng Cao – Chìa Khóa Khi Kinh Doanh Homestay
Video và hình ảnh chất lượng cao chiếm đến 80% quyết định đặt phòng của khách du lịch. Một bức ảnh đẹp có thể thu hút khách, nhưng một video sinh động có thể giúp họ cảm nhận homestay của bạn một cách chân thực hơn.
- Hình ảnh chất lượng cao: Chụp ảnh không chỉ để khoe không gian đẹp, mà còn để truyền tải cảm xúc – một buổi sáng bình yên trên ban công, một góc đọc sách ấm cúng, hay bữa sáng đầy nắng.
- Video trải nghiệm thực tế: Tạo các video ngắn như “Một ngày tại homestay”, “Chuyến du lịch đáng nhớ tại homestay”, hay “Buổi sáng bình yên với view núi” để tạo cảm giác gần gũi, chân thực với khách.
- Tận dụng TikTok & Instagram Reels: Video ngắn đang là xu hướng nội dung mạnh mẽ. Nếu homestay của bạn chưa khai thác TikTok hoặc Instagram Reels, bạn đang bỏ lỡ cơ hội thu hút khách hàng từ các nền tảng này.
5. Đừng bỏ qua SEO Website khi Marketing Homestay!
Một trong những cách hiệu quả để thu hút khách hàng mà không cần phải chi nhiều tiền cho quảng cáo là tối ưu hóa SEO cho nội dung của bạn. Phần lớn khách du lịch tìm kiếm homestay qua Google trước khi quyết định đặt phòng. Nếu nội dung của bạn không xuất hiện trên Google, bạn đang để mất cơ hội vào tay đối thủ đấy nhé!
Sau đây là cách tối ưu SEO hiệu quả nhất mà VIMA đã đúc kết được:
- Viết blog trên website: Những bài viết như “Top homestay view đẹp ở Đà Lạt” hay “Gợi ý lịch trình du lịch Mộc Châu 2N1Đ” sẽ giúp bạn thu hút hàng ngàn lượt khách từ Google.
- Tối ưu hóa Google My Business: Đảm bảo cập nhật đầy đủ thông tin, hình ảnh, và review để xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google khi khách tìm kiếm homestay ở khu vực của bạn.
- Chèn từ khóa vào bài đăng trên fanpage & Instagram: Bên cạnh Website, hãy sử dụng các hashtag như #homestaydalat, #homestaybiendep, #dulichcungbanbe để tăng khả năng tiếp cận và làm tăng thứ hạng tìm kiếm trên Fanpage và Instagram nhé!

5. Đo Lường & Tối Ưu Liên Tục – Điều Chỉnh Nội Dung Dựa Trên Phản Hồi Của Khách Hàng
Marketing không phải là chỉ thực hiện rồi để đó mà cần phải theo dõi hiệu quả và điều chỉnh liên tục. Đo lường mức độ tương tác, phản hồi từ khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ đâu là nội dung hiệu quả, từ đó tối ưu hóa chiến lược.
- Bài viết nào có nhiều tương tác nhất? Nếu video có nhiều lượt xem hơn hình ảnh, hãy tiếp tục phát triển nội dung video.
- Khách hay hỏi về vấn đề gì? Nếu có nhiều câu hỏi về dịch vụ đưa đón, hãy làm một bài đăng chi tiết về dịch vụ này.
Có bao nhiêu khách đến từ tìm kiếm trên Google? Nếu chưa có đủ lưu lượng từ SEO, hãy tối ưu lại các bài viết và nội dung của website.
Kết luận
Việc am hiểu và triển khai bài bản Marketing homestay sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro và nhanh chóng ghi dấu ấn với du khách. VIMA hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về cách Marketing Homestay hiệu quả. Nếu cần bất kỳ sự hỗ trợ nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay với VIMA Marketing qua hotline để được tư vấn tận tình nhất!